Công trình: Sửa chữa hư hỏng nền mặt đường và các đoạn từ Km8+700 đến Km59+800; Sửa chữa cầu Bai Km43+602; Cải tạo điều kiện an toàn giao thông các đoạn từ Km42+00-Km59+400; Bổ sung đinh phản quang tim đường từ Km0 đến Km32, Quốc lộ 9, tỉnh Quảng Trị

– Hợp đồng số: 245/2023/HĐ-XD

– Chủ đầu tư: Khu quản lý đường bộ II

– Giá trị Hợp đồng : 19.384.751.000 đồng

– Giá trị Nghiệm thu hoàn thành: (đang thi công)

– Ngày trao hợp đồng: 9/5/2023

– Ngày khởi công: 16/5/2023

– Ngày hoàn thành: 150 ngày kể từ ngày khởi công

* Quy mô gói thầu:

  1. Sửa chữa nền, mặt đường:

Sửa chữa cục bộ nền, mặt đường bị hư hỏng nhỏ lẻ, không liên tục các đoạn Km8+700 – Km8+950, Km10+100 – Km11+580, Km12+800 – Km13+150, Km13+900 – Km14+200, Km14+750 – Km15+300, Km38+450 – Km38+600, Km59+400 – Km59+800:

– Đối với các vị trí mặt đường bị rạn nứt mai rùa, lún lõm lớp BTN phía trên: Tiến hành cào bóc lớp mặt BTN hiện hữu sâu trung bình 6cm, sau đó hoàn trả bằng BTN C16 dày 6cm (tưới nhũ tương CRS-1 dính bám tiêu chuẩn 0,5Kg/m2 trước khi thảm);

– Đối với các đoạn mặt đường bị hư hỏng nặng, nứt vỡ mai rùa cả 2 lớp BTN: Tiến hành cào bóc 2 lớp BTN hiện hữu dày trung bình 12cm, sau đó hoàn trả theo thứ tự từ dưới lên như sau: tưới nhũ tương CSS-1 thấm bám tiêu chuẩn 1,0 Kg/m2, lớp BTN C19 dày 6cm, tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2; lớp BTN C16 dày 6cm;

– Đối với các vị trí mặt đường bị hư hỏng kết cấu: Tiến hành đào bỏ kết cấu mặt đường cũ sâu 24cm, sau đó hoàn trả kết cấu áo đường từ dưới lên như sau: lớp cấp phối đá dăm loại I dày 12cm gia cố 4% xi măng, tưới nhũ tương CSS-1 thấm bám tiêu chuẩn 1,0 Kg/m2, lớp BTN C19 dày 6cm, tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2; lớp BTN C16 dày 6cm;

Sửa chữa nền, mặt đường bị hư hỏng với mật độ dày đặc, liên tục các đoạn Km26+010 – Km26+340, Km26+681 – Km26+901, Km33+472 – Km34+690, Km34+900 – Km35+000, Km35+100 – Km37+000, Km52+800 – Km53+100, Km53+500 – Km53+900, Km57+100 – Km57+300, Km57+600 – Km58+238:

– Đối với các vị trí mặt đường bị rạn nứt mai rùa, lún lõm lớp BTN phía trên: Tiến hành cào bóc lớp mặt BTN hiện hữu dày trung bình 6cm, sau đó hoàn trả bằng BTN C19 dày 6cm (tưới nhũ tương CRS-1 dính bám tiêu chuẩn 0,5Kg/m2 trước khi thảm);

– Đối với các đoạn mặt đường bị hư hỏng nặng, nứt vỡ mai rùa cả 2 lớp BTN: Tiến hành cào bóc 2 lớp BTN hiện hữu dày trung bình 12cm, sau đó hoàn trả theo thứ tự từ dưới lên như sau: tưới nhũ tương CSS-1 thấm bám tiêu chuẩn 1,0 Kg/m2, lớp hỗn hợp đá dăm đen 19 dày 6cm, tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2; lớp BTN C19 dày 6cm;

– Đối với các vị trí mặt đường bị hư hỏng kết cấu: Tiến hành đào bỏ kết cấu mặt đường cũ sâu 24cm, sau đó hoàn trả kết cấu áo đường từ dưới lên như sau: lớp cấp phối đá dăm loại I dày 12cm gia cố 4% xi măng, tưới nhũ tương CSS-1 thấm bám tiêu chuẩn 1,0 Kg/m2, lớp hỗn hợp đá dăm đen 19 dày 6cm, tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2; lớp BTN C19 dày 6cm;

– Sau khi sửa chữa các vị trí hư hỏng cục bộ nêu trên, trên toàn bộ mặt đường, tiến hành bù vênh bằng BTN C16 dày trung bình l,37cm kết hợp thảm BTN C16 dày 6cm (tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2 trước khi thảm). Đầu và cuối đoạn thảm được vuốt nối êm thuận về mặt đường hiện tại bằng BTNC 16. Trắc dọc bám theo độ dốc mặt đường cũ để giảm tối đa khối lượng bù vênh mặt đường, chỉ cải thiện một số vị trí cục bộ nhằm tạo êm thuận. Quy mô mặt cắt ngang theo bề rộng hiện tại, thiết kế độ dốc ngang mặt đường, siêu cao trong đường cong cơ bản bám theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054- 05.

– Vuốt nối đường ngang:

+ Tại các vị trí giao cắt với đường ngang dân sinh, nút giao có kết cấu mặt BTXM, BTN, LN tiến hành vuốt nối về mặt đường ngang cũ bằng lớp BTN C16 (tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5 kg/m2 trước khi thảm).

+ Tại các vị trí giao cắt với đường ngang dân sinh có kết cấu mặt cấp phối, đất tiến hành vuốt nối về mặt đường ngang cũ bằng lớp BTXM M200 dày 18cm trên lớp cấp phối đá dăm loại II dày 10cm.

– Lề đường:

+ Đối với các đoạn lề cũ bằng BTXM bị hư hỏng: tiến hành đào bỏ phạm vi lề cũ bằng BTXM bị hư hỏng. Hoàn trả lề đường bằng kết cấu BTXM M200 dày 18cm trên lớp đệm CPĐD loại II dày 10cm.

+ Đối với các đoạn lề cũ bằng BTXM thì được vuốt nối bằng BTXM M200 cho phù hợp với cao độ mặt đường sau khi sửa chữa.

+ Đối với lề cũ bằng đất phạm vi hộ lan tôn sóng tiến hành gia cố bằng BTXM M150 dày 5cm trên cấp phối đá dăm loại II dày 5cm.

+ Đối với các đoạn lề cũ bằng đất thì vét hữu cơ dày 10cm, đắp lề vuốt nối bằng vật liệu tận dụng từ cào bóc BTN mặt đường cũ hoặc đất đồi đầm chặt K95.

  1. Sửa chữa cầu Bai Km43+602:

– Sửa chữa kết cấu trên: Tiến hành đào bỏ lớp phủ mặt cầu, phá dỡ lan can tay vịn, bê tông lề bộ hành, sau đó hoàn trả lại lớp phủ mặt cầu bằng BTCT f’c=40Mpa, 02 lưới cốt thép D12, a=100, chiều dày lớp bê tông bản mặt từ (16,5-20,5)cm, bề rộng phần xe chạy B = 8,0m. Bản mặt cầu được thiết kế liên tục nhiệt với đường đầu cầu phạm vi mố cầu; đường đầu cầu phạm vi 2 mố thiết kế BTCT f’c=40Mpa, dày 30cm, dài (2×5,8)m; lan can bằng thép mạ kẽm cao H = 0,6m đặt trên gờ chắn bánh bằng BTCT f’c=40Mpa, rộng 40cm, cao h = 0,6m. Gờ chắn bánh được thi công đồng thời với bản mặt cầu và đường đầu cầu phạm vi mố.

– Sửa chữa kết cấu dưới: Bổ sung 01 dầm ngang giữa nhịp bằng BTCT f’c=40Mpa, chiều dày 25 cm.

– Sửa chữa đường hai đầu cầu dài 47m (từ đuôi mố M0 ra 16m, đuôi mố M1 ra 31m): Tiến hành cào bóc lớp mặt BTN bị hư hỏng dày trung bình 6cm; sau đó hoàn trả bằng BTN C16 dày 6cm (tưới nhũ tương CRS-1 dính bám tiêu chuân 0,5Kg/m2 trước khi thảm). Riêng mặt đường đầu cầu phía mố M1 dài 12m (cách đuôi mố M1 19m), tiến hành cào bóc lóp mặt BTN bị hư hỏng dày trung bình 12cm, sau đó hoàn trả theo thứ tự từ dưới lên như sau: tưới nhũ tương CSS-1 thấm bám tiêu chuẩn 1,0 Kg/m2, lớp BTN C19 dày 6cm, tưới nhũ tương CRS-1 dính bám, tiêu chuẩn 0,5Kg/m2; lớp BTN C16 dày 6cm;

– Thay thế hộ lan tôn sóng đường hai đầu cầu bị hư hỏng, không đúng quy cách theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 41:2019/BGTVT, bằng hộ lan tôn sóng mới để đảm bảo ATGT.

  1. Sửa chữa hệ thống ATGT từ Km8+700 – Km42+00, Km59+400 – Km59+800; cải tạo điều kiện ATGT các đoạn Km42+00 – Km59+400:

– Các đoạn Km41+992 – Km42+46 (trái tuyến); Km45+904 – Km46+086 (trái tuyến) và đoạn Km45+904 – Km45+940 (phải tuyến): Thay thế hộ lan tôn sóng 01 tầng cũ khoang (1 – 4)m bằng hộ lan tôn sóng mới loại 2 tầng khoang 2m  (có tận dụng các tấm tôn dài 4m của hộ lan tôn sóng cũ còn tốt);

– Đoạn Km45+500 – Km45+574 (trái tuyến): Thay thế hộ lan tôn sóng cũ đã hư hỏng bằng hộ lan tôn sóng mới loại 1 tầng khoang 2m;

– Đoạn Km45+574 – Km45+646 (trái tuyến): Thay thế hộ lan tôn sóng cũ đã hư hỏng bằng hộ lan tôn sóng mới loại 2 tầng khoang 2m;

– Đoạn Km50+030 – Km50+100 (trái tuyến): Tận dụng và giữ nguyên toàn bộ hệ thống hộ lan tôn sóng cũ loại cột tròn khoang 2m hiện hữu, bổ sung cột trụ xen kẹp giữa các khoang hộ lan tôn sóng cũ, lắp đặt tấm tôn sóng tầng trên để gia cường thành hộ lan tôn sóng loại 2 tầng;

– Các đoạn Km55+080 – Km55+128 (trái) và Km55+238 – Km55+413 (trái tuyến): Tận dụng hộ lan tôn sóng cũ khoang 4m, bổ sung cột vào khoảng giữa các cột để gia cường thành tường hộ lan tôn sóng loại 1 tầng khoang 2m. Thay thế các tấm tôn sóng bị hỏng;

– Đoạn Km58+266 – Km58+286: Xây dựng bổ sung hộ lan tôn sóng loại 1 tầng khoang 2m để đảm bảo an toàn giao thông.

– Tại các vị trí đầu hộ lan tôn sóng theo chiều xe chạy chưa có đoạn chuyển tiếp, tiến hành bổ sung 01 khoang để bố trí tấm tôn sóng chuyển tiếp cắm vát xuống nền đường; vị trí cuối hộ lan tôn sóng bổ sung tấm cuối dạng bo tròn.

– Bổ sung, thay thế một số cọc tiêu còn thiếu hoặc hư hỏng bằng cọc tiêu mới; nâng cao một số cọc tiêu trên tuyến bị thấp để đảm bảo an toàn giao thông.

– Thay thế, bổ sung biển báo, dán lại màng phản quang mặt biển báo bị mờ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7887:2018 về màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ bằng màng phản quang loại IV (Theo đặc tính phản quang) và nhóm màng 3 (theo tính năng kết dính).

– Sơn hoàn trả và sơn bổ sung các vạch sơn tín hiệu bằng sơn dẻo nhiệt phản quang theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT và theo yêu cầu kỹ thuật về sơn tín hiệu giao thông TCVN 8791:2011.

* Hộ lan tôn sóng bổ sung, sửa chữa và bổ sung có cấu tạo như sau: Tấm tôn sóng bổ sung mới bằng thép mạ kẽm nhúng nóng dày 3mm. Cột trụ bổ sung thêm bằng thép mã kẽm nhúng nóng D114mm dày 4,5mm đối với hộ lan 1 tầng và D140mm dày 4,5mm đối với hộ lan 2 tầng được ngàm sâu vào nền đường 1,6m.

  1. Bổ sung đinh phản quang tim đường Km0 – Km32 Quốc lộ 9, tỉnh Quảng Trị:

– Lắp đặt bổ sung đinh phản quang tại tim đường trong đoạn Km0+00 – Km32+00, kích thước (15x14x2,3)cm, khoảng cách 9m/đinh tại các vị trí đường cong có bán kính tối thiểu và khoảng cách 12m/đinh tại các vị trí đường cong còn lại và đường thẳng.