Công trình: Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường, thảm bê tông nhựa và hệ thống thoát nước đoạn Km39+600-Km42+00 (qua thị trấn Krông Klang) Quốc lộ 9, tỉnh Quảng Trị.

– Hợp đồng số: 1062/2022/HĐXD

– Chủ đầu tư: Khu Quản lý Đường bộ II

– Giá trị Hợp đồng: 13.796.719.000 đồng

– Giá trị Nghiệm thu hoàn thành: (đang thi công)

– Ngày khởi công: 14/12/2022

– Ngày hoàn thành: 19/07/2023

* Quy mô gói thầu:

Quy mô cơ bản tuân thủ quy mô được duyệt tại Quyết định số 1163/QĐ-TCĐBVN ngày 17/02/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Trên cơ sở nền, mặt đường hiện tại, tiến hành gia cố lề đảm bảo Bmặt = 14,5m = 4 làn x3,5m/ làn + 0,5m vạch sơn kép tại tim đường; kết cấu mặt đường tương đương mặt đường cũ; sửa chữa cục bộ, bù vênh và thảm BTN trên mặt đường cũ; sửa chữa, gia cường cầu Sa Mưu hiện hữu cho phù hợp với mặt đường; sửa chữa hệ thống thoát nước; hoàn thiện hệ thống ATGT.

+ Sửa chữa nền, mặt đường:

– Các vị trí mặt đường bị rạn nứt mai rùa, hằn lún vệt bánh xe: Tiến hành cào bóc lớp BTN bị hư hỏng dày trung bình 6cm, hoàn mặt đường cũ bằng lớp đá dăm đen 19 dày 6cm (tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm).

– Các vị trí mặt đường bị hư hỏng kết cấu: Tiến hành cào bóc lớp BTN bị hư hỏng dày trung bình 12cm. Hoàn trả lại kết cấu mặt đường bằng 02 lớp hỗn hợp đá dăm đen 19 dày 6cm (tưới nhũ tương thấm bám CSS-1, tiêu chuẩn 1,0kg/m2 trước khi thảm lớp dưới và tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm lớp trên).

– Sau khi sửa chữa mặt đường hư hỏng cục bộ, tiến hành bù vênh phục hồi mui luyện bằng BTNC 16, kết hợp tăng cường mặt đường cũ bằng 01 lớp bê tông nhựa BTNC 16 dày 6cm (tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm).

– Vuốt nối về mặt đường cũ: Tiến hành vuốt nối về đường hiện tại đảm bảo êm thuận bằng BTNC 16.

– Vuốt nối về đường ngang dân sinh: Đối với đường ngang dân sinh, nút giao có kết cấu mặt BTXM, BTN, tiến hành vuốt nối êm thuận về mặt đường ngang cũ bằng lớp BTNC 16 (tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm). Đối với đường ngang dân sinh có kết cấu mặt cấp phối, đất, tiến hành đào khuôn sau đó vuốt bằng BTXM M200 dày 18cm trên lớp CPĐD loại II dày 10cm.

+ Sửa chữa lề đường:

Gia cố lề đường đảm bảo bề rộng mặt đường Bm=14,5m với kết cấu theo thứ tự từ trên xuống như sau: Lớp mặt trên BTNC 16 dày 6cm, lớp mặt dưới BTNC 19 dày 6cm; lớp móng trên CPĐD loại I dày 15cm; lớp móng dưới CPĐD loại II dày 18cm và lớp đắp K98 dày 30cm (tưới nhũ tương thấm bám CSS-1, tiêu chuẩn 1,0kg/m2 trước khi thảm lớp dưới và tưới nhũ tương dính bám CRS-1, tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm lớp trên).

+ Sửa chữa, gia cường cầu Sa Mưu Km40+492:

Để đảm bảo chiều rộng cầu bằng chiều rộng mặt đường, đảm bảo ATGT khi công trình đưa vào khai thác, tiến hành sửa chữa, gia cường cầu cũ để bỏ biển hạn chế tải trọng, đồng thời xây thêm đơn nguyên mới về phía phải cầu cũ, đơn nguyên mới rộng 5m, liên kết với cầu cũ để nắn chỉnh tim cầu cho phù hợp với tim tuyến đường sau khi gia cố lề, cụ thể như sau:

  1. Phạm vi cầu cũ:

– Tận dụng kết cấu mố, trụ và dầm cầu cũ.

– Sửa chữa mố cầu cũ: Thay thế tường cánh cũ bị hư hỏng bằng tường cánh bê tông cốt thép M300 phù hợp với kết cấu gờ chắn mới.

– Gia cường dầm cầu cũ: Gia cường dầm chủ bằng vật liệu composite cường độ cao: Tải trọng thiết kế HL93 (tháo dỡ biển hạn chế tải trọng).

+ Tăng khả năng chịu uốn của dầm chủ bằng 03 lớp sợi Cacbon SCH41 ở đáy dầm.

+ Tăng khả năng chịu cắt dầm chủ bằng dán 01 lớp sợi thủy tinh SEH 51A.

+ Dầm ngang: Tận dụng các dầm ngang cũ đồng thời nối dài dầm ngang sang phần dầm ngang của cầu mới mở rộng, tiến hành liên kết cứng giữa cầu cũ – cầu mới bằng cáp dự ứng lực ngoài tại vị trí dầm ngang. Hai dầm ngang đầu nhịp bố trí 1 bó cáp và 3 dầm ngang ở giữa nhịp bố trí mỗi dầm 2 bó cáp, mỗi bó cáp dùng loại 3 tao 15,24mm.

– Sửa chữa đá kê gối bằng BTCT cường độ 40Mpa và thay thế các gối cầu cũ bị hư hỏng bằng gối cao su cốt bản thép.

– Sửa chữa lớp phủ mặt cầu bị hư hỏng: Đục phá lớp phủ BTCT cầu cũ. Sau đó xây dựng lớp mặt cầu mới bằng bê tông nhựa BTNC 16 dày 5cm, trên lớp tạo dốc bằng BTCT cường độ 40Mpa dày 10-21cm, bố trí 2 lưới thép D12mm, mắt lưới 15cm (lớp chống thấm mặt cầu dạng phun, tưới dính bám bằng nhũ tương CRS-1 tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm).

– Khe co giãn: Tận dụng khe co giãn cũ, đồng thời bổ sung khe co giãn phạm vi mở rộng cầu bằng khe co giãn thép dạng sóng loại MS-RN30-40A (theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03-2013/MECOSET hoặc tương đương – đồng bộ với loại khe co giãn trên cầu cũ). Phạm vi khe co giãn cầu cũ được tháo dỡ, lắp đặt lại, các khe được đổ bằng bê tông không co ngót cường độ 40Mpa.

– Thay thế gờ chắn, lan can cũ bằng gờ chắn mới BTCT M300, rộng 50cm, lan can tay vịn bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng.

  1. Phần cầu mở rộng:

– Mở rộng mặt cắt ngang cầu về phía phải tuyến thêm 5m với kết cấu nhịp 2x21m.

– Tải trọng thiết kế HL93 theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11823:2017 về thiết kế cầu đường bộ Việt Nam.

– Kết cấu thượng bộ: Cầu gồm 2 nhịp giản đơn bằng BTCT M400 DƯL chiều dài nhịp L=21m. Mặt cắt ngang gồm 3 dầm tiết diện chữ T cao 1,2m đặt cách nhau 1,8m. Dầm ngang bố trí trùng với vị trí dầm ngang trên cầu cũ, toàn bộ dầm ngang trên cầu (cũ và mới) được gia cường bằng cáp DƯL ngang nhằm liên kết cứng giữa phần cầu cũ – phần cầu mới. Lớp mặt cầu bằng bê tông nhựa BTNC 16 dày 5cm, trên lớp tạo dốc bằng BTCT cường độ 40Mpa dày 10-21cm, bố trí 2 lưới thép D12mm, mắt lưới 15cm (lớp chống thấm mặt cầu dạng phun, tưới dính bám bằng nhũ tương CRS-1 tiêu chuẩn 0,5kg/m2 trước khi thảm).

– Kết cấu hạ bộ: Trụ cầu dạng trụ đặc thân hẹp bằng BTCT M300 đặt trên móng gồm 04 cọc khoan nhồi đường kính D=0,8m (cọc khoan nhồi ngàm vào đá gốc tối thiểu 2m). Mố cầu dạng mố nặng chữ U bằng BTCT M300, mố M0 đặt trên móng gồm 04 cọc khoan nhồi đường kính D=0,8m (cọc khoan nhồi ngàm vào đá gốc tối thiểu 2m) và mố M2 có kết cấu móng dạng móng nông đặt trên nền đá sét bọt kết màu xám vàng, xám ghi (tăng cường liên kết giữa móng mố và nền đá bằng các thanh thép neo D32). Tứ nón mố bằng đá hộc xây VXM M100 dày 30cm kết hợp chân khay BTXM cao H=1,5m ở phía trái cầu và dạng tường chắn bê tông M200 cao H=2m ở phía phải cầu.

– Thực hiện công tác kiểm định, thử tải xác định tải trọng khai thác của cầu tuân thủ quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/09/2015 của Bộ GTVT quy định về tải trọng và khổ giới hạn đường bộ trước khi tiến hành tháo dỡ biển hạn chế tải trọng.

+ Sửa chữa hệ thống thoát nước:

  1. Sửa chữa rãnh dọc:

– Tại những vị trí rãnh kín chịu lực hiện hữu:

+ Tiến hành di dời rãnh kín chịu lực ra hai bên để phù hợp với mặt đường sau khi gia cố lề và nâng cao thành rãnh cũ bằng BTCT M250 đồng thời thây thế các đ[ts rãnh bị hư hỏng trong các đoạn K-Km….với tổng chiều dài L=1.718,0m (trong đó chiều dài rãnh di dời và nâng cao thành rãnh là L=11.., chiều dài rãnh thay thế các đoạn rãnh dọc bị hư hỏng là 217m).

+ Tiến hành nâng cao thành rãnh cũ bằng BTCT M250 để phù hợp với cao độ mặt đường sau khi sửa chữa với tổng chiều dài L=417,0m.

+ Thay thế toàn bộ nắp rãnh chịu lực cũ bị hư hỏng bằng nắp tấm nắp rãnh chịu lực mới BTCT M250 lắp ghép, kích thước tấm (100×90)cm (hình dạng tấm nắp rãnh mới kết hợp rãnh đan và bó vỉa).

– Tại những vị trí rãnh đất hoặc rãnh hình thang bị hư hỏng:

+ Tiến hành sửa chữa, gia cố rãnh đất bằng rãnh kín chịu lực làm bằng BTCT M250, lòng rãnh rộng 60cm, chiều cao rãnh H=(0,48-0,97)m đoạn Km39+918 – Km40+135 (trái + phải tuyến), Km39+208 – Km40+269 (trái tuyến); Km40+151 – Km40+284 (phải tuyến), Km40+363 – Km40+696 (phải tuyến), Km40+383 – Km40+939 (trái tuyến); Km40+884 – Km40+900 (phải tuyến) với tổng chiều dài L=1.581,0m. Tấm đan bằng BTCT M250 lắp ghép, kích thước tấm (100×90)cm. Dọc theo chiều dài rãnh bố trí hệ thống bó vỉa, rãnh biên, cửa thu nước ngăn mùi cụ thể như sau: Rãnh biên bằng BTXM M250 đúc sẵn, kích thước 0,5×0,3×0,06m, bố trí sát mép mặt đường để thu nước mặt đường vào hố thu; bó vỉa sát mép nhựa bằng BTXM M250 rộng 35cm cao 18cm được đặt trên lớp bê tông M150 dày 10cm; cửa thu nước ngăn mùi (cự ly khoảng 30m/vị trí) bằng BTCT M250 kích thước (1×0,4×0,9)m, nắp đậy bằng thép mã kẽm và được nối với rãnh dọc bằng 2 ống nhựa PVC D250.

– Tại các vị trí qua đường ngang, cổng vào cơ quan, trường học, lắp đặt rãnh hộp BTCT M250 lắp ghép, chiều rộng B=0,6m, chiều cao rãnh H=0,6m, thành rãnh dày 15cm với tổng chiều dài L=297,0m.

– Xây dựng các cửa xả bằng BTXM M200.

– Hoàn trả kết cấu đường ngang (trong phạm vi thi công rãnh) bằng BTXM M200 đổ tại chổ dày 18cm trên lớp cấp phối đá dăm loại II dày 10cm.

– Hoàn trả sân gia cố nhà dân (trong phạm vi thi công rãnh) bằng BTXM M200 đổ tại chổ dày 10cm trên lớp cấp phối đá dăm loại II dày 5cm.

  1. Sửa chữa cống ngang đường:

– Nối dài cống bản khẩu độ BxH=2x4m tại Km40+144 với chiều dài nối dài thêm L=3m (phía hạ lưu) để đảm bảo bề rộng nền đường sau khi cải tạo: Cống nối dài thiết kế theo định hình “Cầu bản mố nhẹ 531-11-01”. Gia cố nền đất phạm vi đặt móng cống, tường đầu, tường cánh bằng cọc tre, chiều dài L=2,5m với mật độ 25 cọc/m2; Xà mũ cống, thanh chống bằng BTCT M250; Thân cống, lòng cống, tường đầu, tường cánh, sân cống, sân gia cố hạ lưu BTXM M200; Tấm bản bằng BTCT M300 lắp ghép; Gia cố mái taluy hạ lưu cống bằng đá hộc xây vữa xi măng M100 dày 30cm; Gia cố tưởng đầu, kết hợp bổ sung gờ chắn bánh phía phải tuyến bằng BTCT M250.

– Thay thế 03 cống cũ tại Km40+898, Km41+162 (bản B=0,6m) và Km41+447 (tròn D=0,75m) tiết diện nhỏ hoặc nằm ở vị trí quá sâu, bị bồi lấp và hư hỏng bằng cống tròn đường kính D=1,0m theo định hình thiết kế cống 533-01-01, ông cống bằng BTCT M250, cụ thể như sau:

+ Cống Km40+898: Tưởng đầu, tường cánh, sân cống thượng, hạ lưu, gia cố bậc nước, sân gia cố hạ lưu bằng BTXM M200; Gia cố mái taluy hạ lưu cống bằng đá hộc xây vữa xi măng M100 dày 30cm.

+ Cống Km41+162 và cống tại Km41+447: Hố thu thượng, hạ lưu bằng BTCT M250; Gia cố bậc nước, sân gia cố hạ lưu bằng BTXM M200; Tấm đan hố thu bằng BTCT M250.

– Hoàn trả kết cấu mặt đường phạm vi thi công cống tương tự như kết cấu gia cố lề đường.

8.5. Hệ thống an toàn giao thông:

– Di dời trồng lại cọc H, cột Km cũ cho phù hợp với nền đường sau khi cải tạo.

– Sơn hệ thống vạch sơn tín hiệu đường bộ nằm trong phạm vi dự án bằng sơn dẻo nhiệt phản quang theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT và theo yêu cầu kỹ thuật về sơn tín hiệu giao thông TCVN 8791:2018.

– Bổ sung đinh phản quang dọc theo vạch sơn phân làn tại tim đường.

– Bổ sung và thay thế các biển báo hư hỏng trên đoạn tuyến theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

– Thay thế hộ lan tôn sóng cũ bị han gỉ và sai quy cách bằng hộ lan tôn sóng mới cột tròn khoang 2m kết hợp gia cố lề phạm vi chân hộ lan tôn sóng bằng BTXM M150 đổ tại chổ dày 5cm trên lớp cấp phối đá dăm loại II dày 5cm để tránh cỏ mọc và thoát nước tốt cho nền, mặt đường.